Định nghĩa Độ_kim_loại

Z

Cho bất cứ thiên thể nào, đều có:

X + Y + Z = 1 , 00 {\displaystyle X+Y+Z=1,00}

Ví dụ, khối lượng của mặt trời gồm có 75% là hiđrô, 23% là heli và 2% kim loại hay các nguyên tố nặng hơn. Vậy, đối với mặt trời:

X = 0,75

Y = 0,23

Z = 0,02

Tổng cộng = 1,00

Fe/H

Độ kim loại thường được biểu thị bằng tỷ số "[Fe/H]". Tỷ số này tượng trưng cho lôgarit của tỷ lệ độ giàu của sắt trong một ngôi sao so với độ giàu của sắt trong mặt trời. Sắt không phải là nguyên tố nặng phong phú nhất, nhưng nó là một trong những chất đơn giản nhất để đo lường qua dữ liệu quang phổ nhìn thấy được. Công thức của lôgarit đó được thể hiện như vầy:

[ F e / H ] = log 10 ⁡ ( N F e N H ) s t a r − log 10 ⁡ ( N F e N H ) s u n {\displaystyle [\mathrm {Fe} /\mathrm {H} ]=\log _{10}{\left({\frac {N_{\mathrm {Fe} }}{N_{\mathrm {H} }}}\right)_{\mathrm {star} }}-\log _{10}{\left({\frac {N_{\mathrm {Fe} }}{N_{\mathrm {H} }}}\right)_{\mathrm {sun} }}}

trong đó N F e {\displaystyle N_{\mathrm {Fe} }} và N H {\displaystyle N_{\mathrm {H} }} là số lượng nguyên tử sắt và hiđrô trên một đơn vị thể tích nhất định nào đó.

Bởi công thức này, các ngôi sao với độ kim loại cao hơn mặt trời có một giá trị lôgarit dương, trong khi các ngôi sao có độ kim loại thấp hơn mặt trời có một giá trị lôgarit âm. Lôgarit vốn dựa trên lũy thừa của 10, cho nên sao với [Fe/H] giá trị 1 có độ kim loại cao gấp mười lần mặt trời (101). Ngược lại, những sao với [Fe/H] giá trị -1 có độ kim loại bằng một phần mười mặt trời (10−1), và những sao với [Fe/H] giá trị -2 có độ kim loại bằng một phần trăm mặt trời (10-2 ), vân vân.[3]